Da sáp là gì? da sáp khô, da sáp ướt waxy leather

da-sap-la-gi-01

Da sáp là gì? da sáp khô, da sáp ướt waxy leather

Da sáp là gì? Hướng dẫn cách nhận biết da sáp.

Da sáp là gì?

Nói nôm na một cách dễ hiểu thì da sáp là một loại da được người ta thuộc bằng công nghệ với một lớp hóa chất, lớp hóa chất này thường là chrome tan. Sau quá trình thuộc da kỹ lưỡng da sẽ được đem ra và chà lên 1 lớp sáp. Vì nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ khác nhau nên sinh ra nhiều loại da sáp khác nhau và nó khác nhau ở chính lớp sáp chà lên là nhiều hay ít, khô hay ướt, dày hay mỏng…

Cách nhận biết da sáp

  • Da sáp khá là dễ nhận biết, nếu da thường trơn nhẵn, da lộn và da buck có những chân lông li ti thì da sáp sẽ có bề mặt nhám, mờ mờ và rất dễ trầy. Bạn chỉ cần dung móng tay cào nhẹ một chút là có thể làm trầy được da và khi bạn dùng da tay niết chỗ vừa cào ấy thì vết trầy ấy lại mờ đi rõ rệt
  • Da sáp là loại da có mùi đặc trưng so với các dòng da khác
  • Da sáp do có cấu tạo lỗ chân lông hở nên dễ thấm nước.
  • Khi đốt thì lớp sáp cháy sẽ ra mùi khá giống mùi bánh quy, trong khi các loại da khác đốt lên sẽ có mùi khét như mùi tóc cháy.
da-sap-la-gi-03
Một sản phẩm balo phổ biến được làm hoàn toàn từ da sáp

Phân loại các loại da sáp

Hiện nay loại da đặc biệt này được chia làm 2 loại chủ yếu là sáp láng và sáp mill

Da sáp láng

Đây là loại da được người ta chà hoặc bào mòn để da không còn vân láng bóng và không còn lỗi không đều trên da. Loại này có thể được người ta chế tác thêm vân, lỗ hoặc hạt… cũng có thể để láng nguyên còn tùy vào mục đích sử dụng.

da-sap-la-gi-04
Một tấm da sáp láng

Da sáp mill

Ngược lại với da sáp láng loại này lại được để nguyên vân kể cả vết thẹo hoặc vết côn trùng cắn. Thông thường loại da này được người ta chọn lọc từ những con (bò, ngựa…) có bề mặt da đẹp còn những con không được chọn thì mới chuyển sang làm da láng hoặc các loại da khác.

Hai loại da sáp trên lại có hai loại da sáp khác nhau nữa đó chính là da sáp ướt và da sáp khô. Như tên gọi của chúng, da sáp ướt có bề mặt nhờn rít, lượng sáp nhiều nên da nặng, màu sắc của loại này thì đậm hơn và tươi hơn, khi da sáp ướt bị trầy bạn chỉ cần chà chút là da sẽ về màu rất dễ. Còn với loại da sáp khô bề mặt chúng có phần láng hơn, da nhẹ hơn hoàn toàn với lượng sáp ít với độ trầy xước tất nhiên là so với sáp ướt thì thấp hơn hoàn toàn (thế nhưng tính chất khi bị chầy vẫn hoàn về trạng thái ban đầu như da sáp ướt), màu sắc của dòng da khô này cũng sẽ không tươi như màu da sáp ướt

Đi sâu hơn một chút nhé:

Da sáp ướt

Loại này sẽ không bị đổi màu khi bạn bóp hoặc bẻ và nó được xem là sáp ướt dòng phổ thông

Còn nếu nó bị đổi màu nhiều hơn mức bình thường với bề mặt vẫn nhám thì đó lại là da sáp ngựa điên hay còn gọi là da crazy horse. Đừng vội nghĩ nó là da ngựa khi đọc tên nó nhé, nó là da bò hoàn toàn được ưa chuộng trên toàn cầu bởi sự mới lạ, độc đáo, bụi bặm và ấn tượng…

Da sáp khô

Loại này bị nhần lẫn nhiều nhất với da nubuck bởi nhìn bề mặt khá là giống nhau, cũng đều nhám bề mặt, màu đều và không bị đổi màu. Thế nhưng da sáp khô dễ bị trầy hơn bề mặt bên ngoài sẽ đanh hơn và đặc biệt nó có mùi đặc trưng hơn da buck

Da sáp khô cũng chia làm vài loại:

  • Loại thường gặp nhất là da sáp buck, đứa con lai giữa da sáp và da buck. Loại này có bề ngoài đanh, bề mặt thì nhung, mịn và nhẹ. Sờ giống da nubuck nhưng nhẹ hơn hoàn toàn và mọi tính chất đều thuộc về da sáp. Thường thì dòng này ít bị trầy và bề mặt có khả năng thấm hút khá mạnh, và vì nó có dòng máu của da buck nên khá dễ bị nhầm lẫn. Loại này thường được làm giày để kết hợp với quần jean
  • Loại tiếp theo cũng là sáp ngựa điên nhưng là da sáp ngựa điên khô, loại này cũng đổi màu một cách “quằn quại” thế nhưng nhẹ hơn, bề mặt có nhám như dòng ướt nhưng không bị rít sờ vào lại có cảm giác trơn láng dễ chịu
  • Dòng thứ 3 là da sáp pull-up, độ láng thì hệt sáp dầu, đổi màu thì chả kém sáp ngựa điên và độ trầy thì khỏi phải nói. Đây là một loại da với sự kết hợp vô cùng ấn tượng của da sáp và da pull-up để cải thiện độ chạy màu vì thế nên so với pull-up thì dòng này chạy màu kinh khủng hơn nhiều. Ở nhiều nơi sáp pull-up cũng được đánh đồng là sáp dầu nhưng để cho dễ nhận biết và phân biệt hơn thì sáp khô chúng ta cứ gọi là sáp pull-up còn sáp ướt pull-up thì cứ gọi là sáp dầu

Những mặt ưu điểm và nhược điểm của da sáp

  • Ưu điểm: Nhìn bề ngoài bạn cũng có thể dễ nhận thấy da sáp là loại da để thể hiện cá tính vì sự bụi bặm và luôn có khả năng mang tới một chất riêng cho một sản phẩm bạn sử dụng. Da sáp có độ bền cao, đặc biệt ở chỗ càng trầy nó lại càng lên màu đẹp bởi thế nên nó có thể va đập thoải mái mà bạn không sợ làm sấu đi sản phẩm bạn mang. Thêm một đặc điểm thú vị nữa là da sáp có khả năng lên nước rất rõ (ý là như đồ cổ đó càng sử dụng lại càng đẹp) bở inos dễ trầy nên để lại nhiều vết xước khi lên nước sản phẩm dung da sáp sẽ bóng hơn và chai lì hơn
  • Nhược điểm: Vì nó dễ bị trầy như đã nói ở trên nên nhiều người sẽ không thích điều đó. So với các loại da khác da sáp sẽ nhìn khá là cũ do lớp sáp trên bề mặt.

Hướng dẫn bảo quản da sáp

Da sáp cần có cách bảo quản đặc thù

Nếu bạn có tủ đồ da thì tốt nhất nên bản quản riêng da sáp ra đừng để cùng các loại da khác để tránh bị lây màu hoặc lây sáp sang với nhau. Hãy nhớ thường xuyên dung khăn sạch và khô để lau vết bẩn bám trên da sau khi sử dụng. Ưu tiên để ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh hơi ẩm từ đất lên và tường xuống. Nếu không may da bị mốc thì có thể dung nước xịt kính (nhưng nhớ là pha loãng ra nhé) xịt lên sau đó dung khăn sạch chùi theo kiểu xoắc ốc ở các vị trí bị mốc sau đo cất chỗ khô thoáng cho da khô tự nhiên không sấy hoặc phơi nắng. Nhiệt độ có khả năng khiến da sáp bị khô và giòn ra nên tuyệt đối không được để ở những nơi có nhiệt độ cao. Nếu độ mốc quá nặng thì bạn có thể áp dụng cách trên nhưng dùng bàn chả để đánh cả hai mặt của sản phẩm nhé, nhưng nhớ phải dùng hai bàn chải, một cho mặt sáp một ccho mặt sau.

Để bảo quản tốt hơn bạn nên để giấy báo đã vò mềm vào trong sản phẩm để hút ẩm và giữ form. Không nên đi mưa hay để bị ướt bởi nó hút nước khá tốt, nếu lỡ may ướt rồi thì nhớ lau khô và phơi ở chỗ thô khoáng tránh để bị mốc nhé

Ngoài ra loại này khá là dễ bị mốc nếu gặp môi trường ẩm và không biết bảo quản. Thêm chút nữa là do lớp sáp bên ngoài nên loại này khá dễ làm bám màu lên quần áo tuy giặt vẫn đi nhưng vẫn khá là nhiều người để ý tới chuyện đó. Da có chất sáp nên sẽ khó ăn sơn cạnh (lâu dài dễ bong lớp sơn), vì vậy da sáp thường là để nguyên cạnh hoặc đánh gum.

Tuy nhám là lợi thế tạo độ bụi nhưng khi sử dụng khá là dễ bóng.

Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm về đồ da được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH DKH Gropup Việt Nam

Địa chỉ: P.A8 – CT2 tòa nhà The Pride – đường Tố Hữu, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Hotline: 0962663459 (Mr Khoa)

Fanpage: https://www.facebook.com/DKHGroupVietnam

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *